Một khi bạn để cho mình làm nạn nhân nghĩa là bạn bắt đầu nghĩ mình là người đáng quở trách và bị đẩy vào tình huống không thể giải thích. Hãy nhớ rằng bạn luôn có quyền lựa chọn.

Ý tưởng

Chúng ta thường cảm thấy mình là nạn nhân của một tình huống nào đó. Chúng ta cảm thấy mình chịu thua thiệt vì đủ thứ lý do: sếp không ủng hộ, không được đánh giá cao, kinh nghiệm không có giá trị, một đánh giá sai lầm từ tận vài năm trước vẫn không được bỏ qua, học nhầm ngành, sinh trưởng ở đất nước kém phát triển, hoặc không được đào tạo hoặc huấn luyện đúng kiểu.

Đôi khi ta thích thú với vai trò nạn nhân để đổ lỗi cho người khác những tai ương mà mình gánh chịu. Dù rằng đúng là có thể có những phán xét bất lợi cho bạn hay người khác có thái độ bất công đối với bạn, nhưng tự xem mình là nạn nhân chẳng giúp ích được gì cho bản thân. Chúng ta dễ đánh mất nhiệt huyết và cảm thấy bất tài, và mặc sức đổ lỗi cho người khác những bất hạnh của mình.

Cảm giác làm nạn nhân là dấu hiệu đầu tiên của một căn bệnh truyền nhiễm cần được nhanh chóng chữa trị để nó không lan rộng. Để kiểm soát tình hình bạn có thể suy nghĩ về các lựa chọn mình có, tự nhắc nhở những ưu điểm và lợi thế của bản thân để không nhụt chí trước nghịch cảnh.

Đối mặt với nghịch cảnh, thay vì nghĩ mình là nạn nhân, hãy tự tìm kiếm cơ hội trong đó để học hỏi những cái mới, xây dựng những mối quan hệ mới hay làm khác đi.

Thực hành

  • Nhận ra khi nào bạn cảm thấy mình là nạn nhân.
  • Cười to với bản thân khi tâm lý nạn nhân chèn ép bạn.
  • Đề nghị bạn bè báo động mỗi khi bạn rơi vào trạng thái tâm lý nạn nhân và biết rõ ai có thể nâng đỡ tinh thần cho bạn thoát khỏi tình trạng đó.
  • Quan tâm tới những người khác đang rơi vào trạng thái tâm lý nạn nhân – khi bạn giúp đỡ họ thoát khỏi trạng thái đó thì bạn cũng tự cho mình những bài học tương tự.