Đương nhiên! Công ty nào chẳng liên kết PR với quảng cáo? Đó là chưa kể đến những kênh truyền đạt khác của họ – các hoạt động khuyến mãi, bán hàng cá nhân, trang web,…

Tuy nhiên, hầu hết các công ty chỉ làm những liên kết này một cách hời hợt, chẳng hạn sử dụng quảng cáo để nhắc đến một chiến dịch PR đặc biệt thành công, hoặc lập chiến dịch PR dựa trên một bài quảng cáo cụ thể. Công ty thật sự tài tình sẽ tạo một chiến dịch tích hợp dựa trên sự kết hợp giữa các kỹ năng truyền thông, kỹ năng này hỗ trợ cho kỹ năng kia.

Ý tưởng

Khi Sega giới thiệu máy chơi game Mega-CD, công ty đã biết sẽ vấp phải trở ngại lớn về quảng bá. Đối tượng khách hàng mục tiêu cho sản phẩm này là thị trường thanh thiếu niên am hiểu thị trường, lõi đời, hoài nghi, cái gì cũng thấy rồi. Để tiếp cận được những người này, Sega phải làm điều gì đó thật ngoạn mục – do đó công ty đã thực hiện một chiến dịch kết hợp giữa quảng cáo và PR với mục tiêu kích thích khách hàng tò mò.

Đầu tiên, công ty phát quảng cáo về những sản phẩm tưởng tượng (một loại thực phẩm dành cho mèo quảng cáo là “Ăn ngon lắm!” chiếu cảnh chủ nhân chú mèo ăn thực phẩm dành cho mèo, và một loại bột giặt có tên là Ecco). Những đoạn quảng cáo bịp đó được chiếu trong vài tuần, nhưng sau đó lại bị “tên cướp” máy phát hình chặn ngang để quảng cáo sản phẩm của Sega. Quảng cáo ngoài trời cũng gặp cảnh tương tự – các mép bảng quảng cáo bị xé rách để lộ quảng cáo Sega bên dưới.

Những mẫu quảng cáo với chủ đề cướp giật đó đã thu hút sự chú ý của giới thanh thiếu niên, nhưng quan trọng hơn là trò lừa đã kích thích sự tưởng tượng của giới truyền thông và khuấy động báo giới nhận xét xôm tụ về sự tài tình của chiến dịch.

Ứng dụng

  • Cân nhắc mối liên hệ giữa quảng cáo và các yếu tố PR.
  • Lưu ý rằng có thể giới truyền thông không thích bị đánh lừa – phải bảo đảm là họ hiểu được nội tình.
  • Bảo đảm là khách hàng của bạn hiểu trò đùa: đôi khi mọi người xem mọi việc đều nghiêm túc, để rồi sau đó cảm thấy mình thật ngớ ngẩn.