Phương pháp đào sâu là phương pháp làm việc nhóm tập trung để phát triển một giải pháp nhằm xử lý các vấn đề hay các thách thức cụ thể. Nó được dùng để kết nối các ý tưởng của mọi người trong một nhóm theo một cách hữu ích, vui vẻ, chủ động, hào hứng, và sáng tạo.

Ý tưởng

Việc đào sâu kết hợp động não và thử nghiệm (tức là khám phá và phát triển một giải pháp ban đầu có tiềm năng). Đây là một phương pháp mà bất cứ ai dẫn đầu việc thực hiện một sáng kiến thay đổi cũng có thể sử dụng để xác định những việc cần làm để đưa doanh nghiệp tiến lên. Việc đào sâu có thể được thực hiện trong một giờ, một ngày, hay một tuần.

Các giai đoạn chính trong quá trình đào sâu là:

  • Lập một nhóm làm việc có thành viên đến từ các bộ phận khác nhau.
  • Xác định thách thức cần xử lý.
  • Tham vấn các nhà chuyên môn.
  • Chia sẻ các ý tưởng.
  • Động não về các giải pháp và bỏ phiếu lựa chọn.
  • Phát triển một mẫu thử nghiệm nhanh.
  • Kiểm tra và trau chuốt thử nghiệm.
  • Tập trung vào mẫu thử nghiệm và cho ra một giải pháp cuối cùng.

Thực hành

IDEO, một công ty thiết kế nổi tiếng của Mỹ, tin rằng có nhiều giai đoạn trong một bản thử nghiệm phát triển từ phương pháp đào sâu (thông tin chi tiết xin xem quyển sách The Art of Innovation: Lessons in creativity from IDEO, America’s leading design firm của Tom Kelley và Jonathan Littman).

  • Hiểu rõ thị trường, khách hàng, công nghệ của bạn và nhận ra các giới hạn.
  • Quan sát mọi người trong những tình huống thực tế.
  • Tổng hợp và tổ chức các chủ đề chính từ hai giai đoạn đầu nói trên.
  • Hình dung: việc này thường liên quan đến động não cao độ và thảo luận. Tưởng tượng những khái niệm và ý tưởng mới xung quanh các chủ đề chính của thiết kế.
  • Mẫu thử nghiệm là bước kế tiếp và liên quan đến việc xây dựng ý tưởng và suy nghĩ động não.
  • Tinh lọc và sắp xếp hợp lý các ý tưởng của bạn. Một lần nữa, suy nghĩ tìm tòi các cách thức để cải thiện mẫu thử nghiệm và vượt qua các trở ngại, thu hẹp và tập trung vào các khái niệm. Đánh giá và sắp xếp mức độ ưu tiên cho các ý tưởng của bạn và quyết định chúng sẽ được thực hiện như thế nào.

Các khía cạnh giá trị khác của việc xử lý vấn đề một cách sáng tạo có thể áp dụng trong thời gian hạn hẹp bao gồm:

  • Thử nghiệm trước (và xin lỗi thì để sau).
  • Tiếp thị thử nghiệm.
  • Đảm bảo rằng các nhóm thử nghiệm càng đa dạng và khác biệt càng tốt.
  • Tìm kiếm nguồn vào mới.
  • Giảm, gần như loại trừ, hệ thống cấp bậc.
  • Thu hút mọi người, tạo cảm giác chơi đùa, và làm việc không có rào cản.
  • Linh hoạt trong việc sắp xếp hoạt động.
  • Chấp nhận rằng không có vấn đề gì khi thử và thất bại.
  • Đặt thời hạn, nhưng cho phép mọi người có đủ thời gian để sáng tạo.