Có một cô gái trẻ đang đi đến trường để dự thi môn tiếng Anh. Mẹ cô kiểm tra đồng phục của cô, chắc chắn rằng cây bút của cô vẫn viết tốt rồi khuyên con gái như vầy: “Nhớ này con yêu: Cứ một danh từ thì dùng hai tính từ, chắc chắn con sẽ đậu.”

Đó cũng là một phong cách viết mà về sau này, rất nhiều người áp dụng, kể cả các copywriter. Nhưng đó không phải là những người tài giỏi. Như bạn thấy, chêm vào bài viết của mình quá nhiều tính từ sẽ mang lại kết quả hoàn toàn ngược lại với những gì mà bạn cố gắng để đạt được.

Ý tưởng

Từ nhiều công ty không thể kể hết.

Tương tự một chế độ ăn uống nhiều chất béo làm nghẽn các động mạch của bạn – những ống nước cũ kỹ – thì việc dùng quá nhiều tính từ sẽ làm tắt nghẽn bài viết của bạn và khiến nó khó diễn đạt thông suốt. Hãy diễn đạt rõ ràng vì công việc của chúng ta là nỗ lực để truyền đạt một ý tưởng nào đó. Rõ ràng, sống động và ngắn gọn. Vì sao các tính từ lại nguy hiểm đến vậy? Cơ bản vì thường thì chúng cho phép những người viết lười biếng tránh công việc tìm hiểu về chủ đề và chọn những danh từ chính xác.

Những người viết lười nhác không bận tâm đến việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của họ vào đời sống. Họ để mặc công việc nặng nhọc đó cho độc giả. Hãy xem một ví dụ dưới đây từ trường hợp lạm dụng hàng tá tính từ “siêu, xuất sắc, tuyệt vời”:

Hội nghị sẽ kết thúc với một màn trình diễn xiếc thú vị.

Người viết câu này đã đi vào một lối mòn, từ “thú vị” giống như một từ thay thế cho việc suy nghĩ. Cứ xem như chúng ta đã tìm hiểu thêm được một chút về màn trình diễn.

Hội nghị sẽ kết thúc bằng một màn trình diễn xiếc của năm thành viên trong đội tuyển Olympic Trung Quốc. Họ sẽ trèo lên một cây sào cao 100 bộ (30 mét) trước khi lộn nhào đầu xuống một thùng lớn đầy lửa.

Hãy để ý chỗ nào chúng ta dùng tính từ, chúng nói với độc giả rõ hơn về đối tượng đang được miêu tả chứ không chỉ đơn thuần là thổi phồng nó lên. Nói cách khác, dùng tính từ để bổ sung thông tin chứ không phải để nhấn mạnh.

Thực hành

  • Nếu muốn bài viết chặt chẽ, bạn có thể làm nhiều hơn là chỉ cắt bỏ tất cả các tính từ. Tập trung vào việc chọn các danh từ chính xác hơn là bổ nghĩa những danh từ mơ hồ và trừu tượng bằng những tính từ.
  • Đặc biệt cẩn trọng với những tính từ cảm xúc như “khó tin”, “quan trọng”, “lý thú”, “tuyệt vời”. Hãy để độc giả cảm nhận về những thứ đó chứ không phải là bạn chỉ định họ cảm nhận như thế. Hãy cho họ thấy vì sao điều gì đó xứng đáng với sự tán tụng của bạn và để họ tự cảm nhận điều đó.