Trực giác của bạn xứng đáng được tin cậy. Trực giác có thể mách bảo bạn điều quan trọng khi bạn cảm thấy không thoải mái trong hành động hay một quyết định nào đó. Trực giác hiếm khi vô lý.

Ý tưởng

Chúng ta dựa vào dữ liệu và thông tin, nhưng chúng ta cũng dựa vào trực giác của mình. Đôi khi ta cảm thấy sợ hãi hay bứt rứt trước khi vấn đề thực sự xảy đến. Tương tự, ta có thể cảm nhận một cơ hội đang tới trước khi cân nhắc tất cả các dữ liệu một cách logic.

Trực giác bắt nguồn từ nền tảng văn hóa, kinh nghiệm sống, các giá trị và cảm xúc của chúng ta. Phần não bộ tiềm thức của chúng ta xử lý rất nhiều thông tin và ý tưởng ngoài những suy nghĩ có ý thức của chúng ta và đem lại hiểu biết giá trị.

Nếu trực giác mách bảo rằng đã tới lúc bạn cần nói chuyện với ai đó, đóng góp theo một cách cụ thể nào đó, thì có khả năng là não bộ của bạn đang nói cho bạn biết một điều gì. Không phải tất cả trực giác đều chính xác, chúng cần được kiểm chứng. Nhưng trực giác cung cấp những cơ sở dữ liệu giá trị mà nếu bỏ qua thì thật là dại dột.

Thực hành

  • Nhớ lại những lúc trực giác cho bạn những dữ liệu quan trọng trong quá khứ.
  • Sẵn sàng chia sẻ trực giác của bạn với người đáng tin cậy để kiểm chứng giá trị.
  • Coi trực giác là nguồn hiểu biết quí giá.
  • Suy ngẫm về điều trực giác đã mách bảo – hãy khám phá chúng thay vì bỏ rơi.
  • Nhận ra khuôn mẫu về thời điểm tốt nhất để bạn rút ra những hiểu biết sâu sắc từ trải nghiệm vô thức mở rộng.