Bằng cách bán một nhãn hàng, một kế hoạch kinh doanh hay kiến thức lĩnh vực cho những người sở hữu doanh nghiệp địa phương, các tập đoàn có thể gia tăng lợi nhuận và đạt được một vị thế toàn cầu mà không gặp phải các rủi ro gia tăng một cách đáng ngại.

Ý tưởng

Số lượng và sự đa dạng của việc nhượng quyền kinh doanh là rất lớn và là một kỹ thuật được nhiều công ty sử dụng, từ các cửa hàng thức ăn nhanh của McDonald’s đến chuỗi khách sạn sang trọng Hyatt. Có hai yếu tố then chốt trong bất cứ vụ nhượng quyền kinh doanh nào là bên cấp quyền và bên được cấp quyền. Bên nhượng quyền bán nhãn hàng danh tiếng của mình và những hiểu biết chuyên môn cho bên được nhượng quyền, những người mà sau đó sẽ thiết lập và quản lý doanh nghiệp. Lợi ích mà bên nhượng quyền nhận được là khả năng tăng lợi nhuận và trở thành một nhãn hiệu uy tín và được biết đến trên cả nước, hay trên toàn thế giới.

Lợi ích đối với bên được chuyển nhượng là, theo nhiều người, giảm được mức độ rủi ro. Nó cũng làm gia tăng sự thuận lợi, vì bên được chuyển nhượng không phải tạo một kế hoạch kinh doanh mới, hay phát triển một nhãn hiệu từ mức vô danh tiểu tốt.

Dù ý tưởng nhượng quyền kinh doanh không mới, nhưng nó lại trở nên sôi động vào cuối thế kỷ 20, với sự gia tăng về nhu cầu đối với các cấu trúc doanh nghiệp phi tập trung. Đến năm 1999, số liệu thống kê cho thấy rằng có 540.000 hợp đồng nhượng quyền kinh doanh được thực hiện ở Mỹ, với tốc độ cứ mỗi 6 phút rưỡi của ngày làm việc lại có một doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh được thành lập.

Starbucks là một câu chuyện thành công về nhượng quyền kinh doanh được nhiều người biết đến. Thành lập vào năm 1971 với một cửa hàng riêng lẻ ở Chợ Pike Place của Seattle, Starbucks đi theo hướng nhượng quyền kinh doanh và đến năm 2006 đã có 8.000 cửa hàng ở khắp 37 quốc gia, đem lại lợi nhuận gần 3 tỉ USD.

Thực hành

  • Đảm bảo việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm có chất lượng cao một cách ổn định trên toàn hệ thống chuyển nhượng để có được tiếng tăm tích cực, ổn định, và đáng tin trong khách hàng.
  • Lập một đơn vị nhượng quyền quá gần với cái đang có có thể gây rủi ro khiến cho một trong các đơn vị này bị “làm thịt” và giảm sút hoạt động thương mại. Dù điều này có thể là một tín hiệu kinh doanh tích cực, cân nhắc về sự phản tác dụng là điều rất quan trọng.
  • Cho phép hoạt động chuyển nhượng đạt được một mức độ độc lập cao hơn, khác biệt với các nhà đầu tư hay những đơn vị thụ động khác trong hệ thống.
  • Sử dụng các chuyên gia, các luật sự có kinh nghiệm, hay các cố vấn để giúp đỡ – bất luận là bạn bán hay mua một hợp đồng nhượng quyền. Điều then chốt để thành công là có sản phẩm hay dịch vụ phù hợp, rõ ràng về các chi tiết, và đồng thuận, làm việc được với nhau.