Ngoài việc biết sức mạnh lập trường của bạn, bạn cần nắm rõ các giới hạn trong đàm phán và nhất trí về chúng với những người quan trọng.

Ý tưởng

Khi bước vào bất cứ cuộc đàm phán nào thì việc nắm rõ các luận điểm bất biến cũng như các lĩnh vực linh hoạt là quan trọng. Nhất trí những điểm cố định với sếp và các đồng nghiệp chủ chốt sẽ làm giảm khả năng hiểu lầm. Mơ hồ về những điểm cố định trong đàm phán sẽ dẫn tới rối rắm và không tối ưu cho cả kết quả đàm phán lẫn danh tiếng.

Nhiều khi người ta không muốn thống nhất về các điểm cố định bởi họ muốn thấy sức mạnh của đối tác. Người ta không sẵn lòng tiết lộ sàn giới hạn vì sợ sẽ bị ép đi tới điểm đó quá nhanh. Người đàm phán giỏi phải tìm ra những gì quan trọng nhất với các bên tham gia, mà không nôn nóng đẩy tới các điểm chốt lại.

Biết rõ biên độ giới hạn trong đàm phán đòi hỏi sự nhạy bén về mối quan hệ giữa cảm xúc cá nhân và điều gì quan trọng với bạn trong đàm phán. Liệu có nguy cơ cảm xúc cá nhân khiến bạn quá cứng nhắc hoặc quá linh hoạt hơn mức cần thiết không? Mặc dù sử dụng cảm xúc để hiểu hoàn cảnh của người khác lẫn cách đưa ra lý lẽ của mình là quan trọng, nhưng đảm bảo cảm xúc không làm rối loạn lập luận của bạn hoặc áp đặt định kiến cho đánh giá của bạn theo cách mà bạn có thể cảm thấy hối hận về sau là quan trọng sống còn.

Xếp hạng các kết quả có khả năng xảy ra để xác định rõ mức độ có thể chấp nhận được của các kết quả khác nhau giúp làm rõ những khía cạnh nào trong lập trường của bạn là quan trọng nhất và đâu là chỗ bạn có thể linh động hơn.

Thực hành

  • Trong bất kỳ cuộc đàm phán nào phải biết rõ các điểm cố định và tại sao chúng lại quan trọng.
  • Xác định rõ phạm vi đàm phán và kết quả đàm phán phải ở trong biên độ giới hạn nào.
  • Hình dung điều quan trọng nhất đối với các nhóm khác nhau.
  • Cần giữ sự khách quan tối đa hết mức có thể và cẩn trọng với việc cảm xúc lèo lái bạn theo hướng nào đó.
  • Biết tận hưởng kết quả đàm phán và lưu ý đừng tạo ra kẻ thù không cần thiết trong quá trình thương lượng đó.