Trưởng thành cốt ở chỗ nhận trách nhiệm, đối xử công bằng với mọi người và không còn làm một đứa trẻ phụ thuộc nữa.

Ý tưởng

Khuyến khích đối tượng nhận ra khi nào thì họ hành xử như trẻ nít và khi nào như một người lớn có thể giúp họ phân biệt loại thái độ và cách cư xử của họ. Sự tò mò và tươi mới của trẻ nhỏ thường là một xuất phát điểm quí giá. Nhưng khuyến khích đối tượng nào đó thôi lệ thuộc vào người khác và sẵn sàng khám phá bên ngoài “vùng an toàn” chính là yếu tố then chốt của việc tạo điều kiện cho người đó trưởng thành.

Khuyến khích đối tượng nghĩ xem kiểu nói chuyện “giữa người lớn với nhau” nào mà họ muốn thực hiện với ai đó có thể giúp họ thêm tự tin và quyết đoán khi ứng xử với những người vốn tự nhiên họ cảm thấy e dè nể sợ. Coi một cuộc nói chuyện giữa người lớn với nhau là dịp cởi mở trao đổi ý kiến và quan điểm, không bị ngăn trở bởi địa vị có thể dẫn tới cảm giác giải phóng và tự do.

Câu hỏi, “trong tình huống này anh/chị có cảm thấy mình đúng là người trưởng thành không?” có thể giúp đối tượng bày tỏ cảm xúc của họ về một tình huống, từ đó, có cái nhìn tốt hơn để nhận biết và xử lý những cảm xúc ấy. Câu hỏi, “điều gì sẽ giúp anh/chị thích nghi với không gian này hơn nữa?” thường mang lại sự kích thích để suy nghĩ kỹ càng hơn xem tiếp sau đó nên làm gì.

Thực hành

  • Đề nghị đối tượng suy ngẫm xem đâu là lối cư xử kiểu trưởng thành mà họ đã chứng kiến người khác thể hiện trong các tình huống cụ thể.
  • Nói hết ra cư xử kiểu trưởng thành nghĩa là gì trong một tình huống cụ thể.
  • Nói rõ những nguy cơ nảy sinh từ thói hành xử như trẻ con thay vì như người lớn.
  • Khuyến khích đối tượng nghĩ kỹ xem điều gì giúp họ cư xử chín chắn, trưởng thành trong các tình huống khác.
  • Ý thức rằng khuyến khích sự hứng khởi của óc tò mò và sự tươi mới trẻ thơ cũng rất quan trọng.