Bước thật nhiều bước ngắn có thể gây mệt mỏi và chán nản. Tạo điều kiện để đối tượng sải những bước dài sẽ giúp nâng cao lòng tự tin lẫn hiệu quả.

Ý tưởng

Khi đường đi trơn trượt, những bước ngắn là cần thiết để giữ thăng bằng. Khi đường gập ghềnh khó đi, hiệu quả nhất là sử dụng những bước dài. Khi con đường bằng phẳng và bạn sải những bước dài chững chạc thì càng mau tới đích.

Khuyến khích đối tượng nói xem họ đang vận dụng bước đi kiểu nào trong một hoạt động cụ thể có thể giúp họ suy ngẫm về mức độ tự tin, nhịp điệu họ đang có, và những gì có thể ảnh hưởng đến thăng bằng của họ, kiểu nhịp độ nào họ cảm thấy thoải mái để tiến về phía trước. Đề nghị họ nghĩ về những loại bước đi họ áp dụng trong những khía cạnh khác nhau trong trách nhiệm của họ có thể giúp họ kết nối tiến trình với thái độ của họ. Việc này có thể dẫn tới một cuộc trò chuyện về điều gì tác động tới sự cân bằng của họ và đâu là cách hay nhất để họ loại trừ nguy cơ trượt té hay ngã nhào.

Đặt ra câu hỏi, “điều gì sẽ giúp anh sải bước dài hơn?” có thể gợi ra một cuộc trò chuyện hiệu quả về lòng tự tin và năng lực. Kéo dài sải bước tùy thuộc vào mức độ rõ ràng của đường hướng phía trước, mức độ quyết tâm đạt tới một cái đích nào đó và cả sự phối hợp hiệu quả giữa trí óc và cơ thể. Kéo dài sải bước là kết quả của sự tập trung và tính hiệu quả trong sử dụng sức lực. Nếu một bước đi quá dài, sẽ có nguy cơ mất thăng bằng và sử dụng sức lực kém hiệu quả.

Thực hành

  • Sử dụng hình ảnh trực quan cho câu hỏi, ‘anh/chị muốn áp dụng bước đi loại nào?’
  • Khuyến khích đối tượng nghĩ xem họ sẽ đa dạng hóa bước đi của mình ra sao.
  • Sử dụng những câu hỏi như, ‘điều gì sẽ giúp anh/chị sải bước dài hơn?’
  • Hỏi xem điều gì sẽ khiến bạn bị xao lãng đường đi của mình, và bạn ứng xử với tình huống đó thế nào.
  • Khích lệ đối tượng coi các bước đi có độ dài/ngắn khác nhau là phù hợp trong các bối cảnh khác nhau.
  • Coi độ dài bước đi là công cụ căn nhịp cho các loại tình huống khác nhau.