Sợ hãi lan nhanh như một đám cháy. Một phần không thể thiếu của sức ảnh hưởng cá nhân chính là khả năng giữ bình tĩnh, không sợ hãi hay lo lắng quá mức.
Ý tưởng
Trong cơn khủng hoảng người có tầm ảnh hưởng lớn nhất chính là người giữ được bình tĩnh và sáng suốt. Có thể ta cảm thấy bồn chồn, lo lắng trong lòng, nhưng nếu bộc lộ sự lo lắng đó ra thì ta chỉ gây bất ổn và ức chế khả năng đạt được kết quả có cân nhắc và rõ ràng.
Khi chúng ta tỏ ra sợ hãi thì những người xung quanh sẽ nhanh chóng cảm thấy sợ hãi. Nếu ta tỏ ra bình tĩnh và tự chủ thì có khả năng những người xung quanh sẽ trở nên bình tĩnh và tự chủ hơn. Khi sợ hãi dẫn chúng ta ra những quyết định nhất thời, vội vã. Nếu ta điềm tĩnh và cân nhắc rõ ràng, thì ta trở nên rất có ảnh hưởng. Trong tình cảnh khủng hoảng, nếu ai đó vận dụng kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra các bước đúng đắn tiếp theo phải là “X” hay “Y” thì sẽ được xem trọng.
Một khi bạn xây dựng được danh tiếng điềm tĩnh, không sợ hãi thì thì bạn sẽ thu hút được sự chú ý của người khác trong cơ quan. Người giữ điềm tĩnh và kiểm soát bản thân trong tình huống căng thẳng luôn được bất cứ nhóm làm việc nào đón chào.
Thực hành
- Canh chừng tín hiệu báo động điều gì gây nên sợ hãi.
- Quan sát người khác xử lý tình huống khủng hoảng cả cách hay lẫn dở.
- Nhớ lại sợ hãi đã gây ra tác động hủy hoại danh tiếng cá nhân của bạn như thế nào.
- Nhận thức các kỹ năng hiệu quả giúp bạn giữ bình tĩnh và thận trọng trong các tình huống sợ hãi.
- Khi bạn có nguy cơ trở nên lo lắng thái quá, hãy lùi lại và suy ngẫm xem điều gì giúp bạn giữ bình tĩnh và cân bằng.